Căn bệnh ung thư nguy hiểm ở nam giới

09:20 | 30/03/2022
logo chi tiet - Ung thư tuyến tiền liệt hầu như không có triệu chứng điển hình, người bệnh đến khám ở giai đoạn muộn, dẫn đến quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn.

Theo các thống kê tổng hợp từ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, số lượng người bị ung thư tuyến tiền liệt tăng lên đáng kể hàng năm.

Căn bệnh này có tỷ lệ người mắc cao thứ 2 ở nam giới trong các loại ung thư, sau ung thư phổi, theo nghiên cứu năm 2020 của cơ quan nghiên cứu ung thư thế giới.

Điều đáng buồn là đa số người bệnh thường đến khám ở giai đoạn muộn, dẫn đến quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, các bác sĩ nhấn mạnh tầm soát và phát hiện sớm vẫn là yếu tố quan trọng giúp điều trị ung thư tuyến tiền liệt hiệu quả.

Ai dễ mắc ung thư tuyến tiền liệt?

Bác sĩ chuyên khoa I Phó Minh Tín, Quản lý và điều hành khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, dẫn số liệu 6.300 trường hợp ung thư tuyến tiền liệt được phát hiện mỗi năm tại Việt Nam. Trong đó, tỷ lệ tử vong lên đến 43%.

Riêng tại khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, mỗi năm tiếp nhận gần 150 ca ung thư tuyến tiền liệt.

Theo bác sĩ Tín, nam giới từ 50 trở lên hoặc trên 45 tuổi và có tiền căn gia đình bị ung thư tuyến tiền liệt là những đối tượng nguy cơ cao, cần chú ý sức khỏe và thực hiện thăm khám tổng quát để được lưu ý cũng như phát hiện sớm nếu có bệnh.

Ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh ung thư có tỷ lệ mắc cao ở nam giới. Ảnh minh họa: Healthline.

 

Ở giai đoạn sớm, bệnh lý này hầu như không có triệu chứng điển hình, nếu có thường là những dấu hiệu di căn.

Đây cũng là lý do mà các bác sĩ cũng tổng hợp có trên 85% người bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn có triệu chứng rối loạn đi tiểu, có nghĩa là ung thư ở giai đoạn trễ, thậm chí có thể đã di căn.

Khi ung thư tuyến tiền liệt phát triển đến giai đoạn muộn, khối u tuyến tiền liệt thường đa ổ, lan tỏa xâm lấn vỏ bao ra xung quanh và di căn xa tới nhiều cơ quan trong cơ thể.

Người bệnh xuất hiện các biểu hiện như đau nhức xương, yếu liệt hai chi dưới, đau tầng sinh môn, phù nề, xuất tinh ra máu, tiểu máu và các dấu hiệu toàn thân khác.

Sai lầm khi điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Theo bác sĩ chuyên khoa II Lâm Quốc Trung, Phó trưởng khoa Hóa trị ung thư, hiện nay, một số người vẫn còn tồn tại quan niệm sai lầm như không có triệu chứng rối loạn đi tiểu thì không bị ung thư tuyến tiền liệt, hoặc sau khi kiểm tra một vài lần không phát hiện ung thư thì tương lai sẽ không mắc bệnh và không cần đi khám tiếp.

Những suy nghĩ này sẽ làm kéo dài thời gian phát hiện ung thư (nếu có) và gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả điều trị.

Bác sĩ Lâm Quốc Trung tư vấn điều trị ung thư cho người bệnh. Ảnh: Nam Phương.

Bác sĩ Trung khẳng định ung thư tuyến tiền liệt có thể được điều trị và mang đến kết quả khả quan nếu người bệnh được chẩn đoán sớm, giữ tinh thần lạc quan cũng như tuân thủ các chỉ định từ bác sĩ.

Tương tự các loại ung thư khác, điều trị ung thư tuyến tiền liệt là điều trị phối hợp đa mô thức, bao gồm biện pháp điều trị đặc hiệu tại chỗ như phẫu thuật, xạ trị kết hợp điều trị nội khoa như hóa trị, nội tiết và các biện pháp chăm sóc giảm nhẹ.

Để có được kế hoạch điều trị cụ thể cho từng trường hợp người bệnh, các bác sĩ phải dựa vào kết quả lâm sàng, độ ác tính cũng như xét nghiệm PSA, sau đó xem xét đến thời gian kỳ vọng sống thêm và cuối cùng là phân nhóm nguy cơ.

"Những người trong nhóm nguy cơ mắc bệnh nên đến trực tiếp chuyên khoa Tiết niệu để được tầm soát kịp thời, không để xuất hiện các triệu chứng rồi mới bắt đầu đi khám", bác sĩ Trung nói.

Trường hợp chưa phát hiện ung thư vẫn phải duy trì lịch khám định kỳ trong tương lai theo hướng dẫn từ bác sĩ.

Ở giai đoạn sớm của bệnh, phương pháp phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến tiền liệt hoặc xạ trị có thể điều trị hiệu quả, giúp người bệnh có cuộc sống hoàn toàn bình thường. Nếu phát hiện càng muộn, việc điều trị sẽ càng trở nên phức tạp.

Bích Huệ

Tin cùng chuyên mục

Nhiều nghiên cứu cho thấy những người có nhóm máu A hoặc B dễ bị bệnh tim hơn. Nhưng lý do của tình trạng này không hề đơn giản.
09:22 | 18/04/2022
Di chứng hậu Covid-19 là phản ứng miễn dịch sau nhiễm trùng do cơ địa đặc biệt của người bệnh.
09:05 | 18/04/2022
Hậu Covid-19 là gì?
09:05 | 18/04/2022
Nâng mũi bằng filler tại spa người phụ nữ phải nhập viện vì co giật, mất thị lực mắt trái.
15:15 | 12/04/2022
Muốn tóc ngưng rụng người bệnh cần ăn uống đủ dưỡng chất, đa dạng các loại thực phẩm.
00:24 | 09/04/2022
Các nghiên cứu cho thấy người khỏi Covid-19 có nguy cơ bị xơ phổi sau đó 3-6 tháng. Thậm chí, một số trường hợp vẫn bị ảnh hưởng tới một năm.
00:17 | 09/04/2022
Chuyên gia nhận định trẻ có dấu hiệu trầm cảm nhưng không được phát hiện sớm có thể do phụ huynh chưa coi đây là bệnh.
09:51 | 05/04/2022
Nghiên cứu mới từ Trường Y Đại học Case Western Reserve (Mỹ) cho thấy trẻ em dưới 5 tuổi nhiễm Omicron ít có nguy cơ trở nặng hơn so với Delta.
09:43 | 04/04/2022
Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng, hiệu lực bảo vệ ca nặng và tử vong của vaccine Nano Covax duy trì ở mức cao (93%), ít nhất là tới 6 tháng, tương đươ..
13:54 | 01/04/2022
Hội chứng hậu Covid-19 có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ngay cả khi bị nhẹ, ở những người trẻ tuổi, không kèm các yếu tố nguy cơ khác.
15:02 | 21/03/2022
Theo nghiên cứu từ Israel, liều vaccine Covid-19 thứ 4 không bảo vệ người trẻ, khỏe mạnh khỏi nguy cơ lây nhiễm virus. Song, nó giúp giảm khả năng có ..
09:14 | 18/03/2022
Logo
Chịu trách nhiệm nội dung: Chu Văn Thuỷ
Giấy phép Thông tin điện tử tổng hợp số: 3016/GP-TTĐT
do Sở TTTT Hà Nội cấp ngày 24 tháng 08 năm 2021.
Trụ sở: Tầng 1,Số 15 Nghi Tàm,Yên Phụ,Tây Hồ,Hà Nội.
BAN BIÊN TẬP KÊNH TIN TỨC THÂN ÁI 
Địa chỉ: Nhà Khách La Thành - Văn Phòng Chính Phủ
Tầng 1, Toà A, Số 226 Vạn Phúc, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
Email: banbientap@thanai.vn
Đường dây nóng : 096 157 8886

Logo sky

Vận hành bởi SKY MEDIA GROUP
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Liên hệ quảng cáo: 0848.648.777
© Copyright 2023 -  Thân Ái
icon up